Thiết kế bể lọc nước giếng khoan

Hướng dẫn làm bể lọc nước giếng khoan

làm bể lọc nước giếng khoan
Làm bể lọc nước sinh hoạt


A. LÀM BỂ LỌC

1. Phân phối vật liệu trong bể lọc cát

bể lọc nước, lọc nước giếng khoan, bể lọc công nghiệp

Trong bể lọc thay vì bỏ cát thường chúng ta sử dụng 4 - 5 lớp vật liệu như sau:
- Lớp dưới cùng: Sỏi hoặc cát thạch anh cỡ to dày 10-15cm (0,1-0,15m)
- Lớp thứ 2 từ dưới lên: Cát thạch anh cỡ nhỏ. Dày 10-20cm (0,1-0,2m)
- Lớp thứ 3 từ dưới lên:  Than hoạt tính: 5-20cm (0,05-0,2m) tùy loại nước. Nước giếng khoan bỏ ít hơn, nước ao hồ, sông hoặc giếng khơi bỏ nhiều hơn.
- Lớp thứ 3: Cát mangan: 20-40cm (0,2-0,4m); Nước nhiễm nhiều kim loại nặng nên bỏ nhiều Mangan hơn.
- Lớp trên cùng: Cát thạch anh: 10-20cm (0,1-0,2m).

Tham khảo: Phương pháp lọc bằng cột composite thay thế bể lọc truyền thống
cột áp lực, cột lọc composite, frp tank 1465, cột composite 1465«« Click vào ảnh xem chi tiết cột lọc nước giếng khoan

2. Tính chi phí vật liệu

Cát mangan: DxRxMgx1450x10.000
Cát sỏi thạch anh: D x R x Si x 1400 x 3.000
Than tre hoạt tính: D x R x C x 300 x 30.000
Than gáo dừa: DxRxTgd x 500 x 30.000

Ví dụ cho bể 1m2 bỏ vật liệu dày 50cm
- Cát và sỏi = 1x1x0.3x1400x3000=1.260.000
- Mangan=1x1x0.1x1400x9500=1.330.000
- Than tre=1x1x0.1x300x3000=900.000 (than gáo dừa 50kg=1.250.000)
Tổng: 3.490.000d

Chú thích: 
  • D= Chiều dài bể lọc
  • R= Chiều rộng bể lọc
  • Mg= Chiều dày lớp cát mangan
  • Si= Tổng chiều dày lớp cát thạch anh
  • C= Chiều dày lớp than hoạt tính
  • Đơn vị tính: m (mét)
Video thử các loại vật liệu lọc

 Lưu ý

Trên đây là hướng dẫn xây bể lọc cát đơn giản tại gia đình, về cơ bản nước sau lọc đảm bảo nước an toàn vệ sinh.
Những bể có diện tích lớn, độ dày vật liệu lớn cần thiết kế hệ thống sục rửa riêng. (chúng tôi sẽ tư vấn)
Đối với nguồn nước khó xử lý hãy liên hệ sdt: 0941266398 chúng tôi sẽ giúp bạn có những phương pháp tiết kiệm và hiệu quả.

B. THIẾT KẾ HỆ THỐNG RỬA LỌC

sục rửa bể lọc, rửa lọc, lọc nước giếng khoan
Sơ đồ hệ thống sục rửa bể lọc nước giếng khoan
Thành phần:
1: Máy bơm rửa lọc: Sử dụng máy bơm ly tâm có lưu lượng lớn gấp 3 đến 4 lần máy bơm lọc
2: Van điện từ (loại thường đóng) hoặc van khoá thường: Nếu sử dụng hệ thống tự động thì ta sẽ sử dụng van điện từ.
3: Tủ điện điều khiển: Nên sử dụng khởi động từ đề điều khiển hệ thống (đơn giản có thể dùng 1 aptomat)
4: Đường ống (Nên sử dụng ống có cỡ lớn hơn so với đường nước vào lọc.
Hoạt động:
Theo sơ đồ như hình trên. Khi cần rửa lọc, ta đóng điện ở tủ, lúc này máy bơm hoạt động, 2 van điện từ mở ra. Nước sạch được bơm hút từ bể chứa đẩy vào phía đáy bể qua ống có đục lỗ. Áp lực của nước phá vỡ liên kết giữa các hạt vật liệu đang bị nén lâu nay do cặn bẩn gây ra. Nước chảy ngược gây xáo trộn và đẩy cặn ra khỏi vật liệu, chúng được chảy ra theo đường ống xả cặn nằm ngay sát mặt lớp vật liệu (giữa bể).
Quá trình rửa ngược diễn ra trong thời gian ngắn hay dài tuỳ vào độ lớn của bể lọc, đối với bể gia đình chỉ cần khoảng 10 đến 15 phút.
Sau khi sục rửa bằng máy bơm xong, chúng ta cúp điện và mở van khoá ở đường ống xả đáy. Lúc này toàn bộ nước ở trong bể được xả hết ra ngoài, chúng sẽ cuốn theo các cặn bẩn ở phía đáy bể.

Lưu ý: 
1: Ống xả cặn phải lớn hơn ống ra của máy bơm rửa lọc
2: Ống đục lỗ phía đáy bể riêng biệt với ống nước ra của bể lọc (ống lọc)

Video: làm bể lọc nước mưa, nước giếng khơi hoặc lọc lại nước máy

Liên hệ: 0941266398 để được tư vấn thêm

Xem thêm: Lọc nước lợ thành nước ngọt