Xử lý nước thải chăn nuôi sau khi qua bể biogas
1. Tổng quan nước thải ngành sau bể BIOGAS:
Theo các thông số cơ bản chúng tôi thu thập được, các chỉ tiêu cơ bản của nước thải trước và sau bể BIOGAS đối với từng loại lợn nuôi như sau:
Bảng 1 Chỉ tiêu hóa học nước thải trước và sau khi xử lý BIOGAS
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Trước khi xử lý
Biogas
|
Sau khi xử lý
Biogas
|
TCVN
Cột B
|
||
Lợn nái
|
Lợn thịt
|
Lợn nái
|
Lợn thịt
|
|||
BOD5
|
Mg/lít
|
1550
|
950
|
320
|
160
|
50
|
COD
|
Mg/lít
|
2550
|
1650
|
780
|
550
|
100
|
Sulfua
|
Mg/lít
|
50.5
|
27.5
|
8.5
|
4.5
|
0.5
|
TSS
|
Mg/lít
|
650
|
520
|
350
|
285
|
100
|
Zn+
|
Mg/lít
|
1.2
|
1.2
|
0.5
|
0.4
|
-
|
Cl-
|
Mg/lít
|
1950
|
1760
|
1550
|
1180
|
-
|
NH4-N
|
Mg/lít
|
35
|
25
|
32
|
28
|
10
|
Tổng Nitơ
|
Mg/lít
|
250
|
180
|
190
|
150
|
30
|
(Quy chuẩn áp dụng xả thải với chất lỏng trong ngành chăn nuôi áp dụng theo cột B – Bảng D1 – Phụ lục D – QCVN 71-2011-BNNPTNT)
Ngành chăn nuôi nằm trong nhóm ngành nông nghiệp nuôi trồng. Cùng với sự phát triển theo từng năm thì ngành này cũng đưa vào môi trường một lượng chất thải khá lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Ngành có xự khác biệt lớn về công nghệ sản xuất cũng như công nghệ xử lý chất thải giữa các cơ sở với quy mô khác nhau.
Nước thải ngành chăn nuôi chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc, các hydratcacbon, P, hàm lượng BOD, COD, SS cao, đặc biệt là hàm lượng Nitơ lớn. Khi nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường thường có màu đen, xám, gây mùi hôi thối khó chịu, làm suy giảm chất lượng nước nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đặc trưng của nước thải ngành chăn nuôi:
Nước thải ngành chăn nuôi mang những đặc điểm riêng, có nồng độ ô nhiễm khá cao, chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và có hàm lượng ni tơ khá cao. Việc này khi xả thải ra nguồn nước chung sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa các thủy sinh vật, xảy ra các quá trình phân hủy kỵ khí trong nước gây ra các mùi hôi thối mạnh.
2. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi sau khi qua bể biogas:
* Đối với lượng nước thải ít chúng ta có thể áp dụng phương pháp rất tiết kiệm sau:
Sử dụng thực vật trong xử lý nước thải là một phương án tối ưu về chi phí từ xây dựng đến vận hành.
Nước thải chăn nuôi sau khi ra khỏi hầm biogas sẽ được dẫn đến hồ chứa có trồng các loài thuỷ sinh trôi nổi gọi là hồ sinh học. Thực vật trong hồ thường được nuôi trồng là bèo hoa dâu, bèo nhật bản...
Tại hồ sinh học, các chất hữu cơ trong nước thải được cây bèo dùng làm nguồn dinh dưỡng để phát triển. Trong quá trình vận hành hồ sinh học, người ta thường bổ sung thêm chế phẩm vi sinh để chúng phân giải chất hữu cơ làm cho nguồn nước nhanh sạch hơn.
Tiếp theo nước từ hồ sinh học được dẫn đến một bãi lọc trồng cây thuỷ sinh như sậy, cỏ nến. Bãi lọc này được thiết kế theo kiểu lọc ngầm. Nghĩa là nước chảy bên dưới một lớp sỏi còn bên trên trồng cây. Rễ của các loài cây này đâm sâu xuống và hấp thu các chất độc có trong nước thải, kể cả các kim loại nặng.
Bèo và các loài thực vật trong hệ thống sau một thời gian sẽ được thu hoạch phơi khô để chế biến phân bón hoặc làm giá thể trồng hoa. (lưu ý không nên dùng làm thức ăn chăn nuôi)
Phương pháp này chỉ áp dụng với trang trại có ít nước thải vì hiệu suất xử lý không cao, yêu cầu diện tích lớn. Nếu quá tải, nước thải ở đầu ra sau cùng vẫn bị hôi thối, gây màu đen.
* Đối với trang trại có lượng thải lớn, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp hệ thống xử lý sau:
Quy trình công nghệ xử lý nước thải gồm các bước sau:
Nước thải sau khi qua bể BIOGAS một số chỉ tiêu đã giảm khá nhiều, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xả thải theo Quy chuẩn quy định.Nước sau bể BIOGAS cần qua một ngăn lắng để loại bỏ những chất hữu cơ lớn đi theo nước, giúp cải thiện hàm lượng chất rắn trong nước thải.
Sau đó nước được đi vào ngăn điều hòa, giúp điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải ổn định. Tại ngăn điều hòa bố trí các ống đục lỗ và được cung cấp khí bởi máy thổi khí giúp giảm một số hàm lượng chất hữu cơ, chuyển hóa ni tơ ở khu vực này.
Do nước thải có hàm lượng ni tơ khá cao, đặc biệt là chỉ tiêu NH4, nên cần bố trí một bể thiếu khí sau ngăn bể điều hòa này. Tại bể thiếu khí sử dụng máy khuấy, máy trộn để khuấy trộn đều lượng nước thải, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải.
Nước sau ngăn thiếu khí được đi vào ngăn hiếu khí với việc bố trí các vật liệu MBBR làm tăng hiệu quả xử lý lên rõ rệt với phương án thông thường. Dưới tác dụng của dòng khí trộn, giúp cho vật liệu MBBR chuyển động mạnh trong hệ thống, vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu tăng trưởng nhanh chóng và đạt khả năng xử lý hiệu quả hơn, nhanh hơn.
Sau khi nước thải được xử lý tại bể hiếu khí công nghệ MBBR, tất cả các chỉ số đã đạt về mức chuẩn và được chuyển qua bể lắng, để lắng lại phần bùn dư. Từ đây nước sạch sẽ đi vào ngăn khử trùng và phần bùn được chuyển về bể chứa bùn. Bùn này khi đẩy được hút định kỳ hoặc được bơm thẳng ra sân phơi bùn sau đó mang đi bón cây hoặc chôn lấp.
Nước thải được xả vào hệ thống thoát nước chung (Tiêu chuẩn B) hoặc xả vào nguồn nước công cộng (Tiêu chuẩn A).
Quý khách có nhu cầu về xử lý nước thải chăn nuôi vui lòng liên hệ số hotline 0941266398 để được tư vấn.