Xử lý nước cấp cho chăn nuôi trang trại

Vai trò của nước trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi, nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả sản xuất trên gia súc, gia cầm. Ngoài việc liên quan đến mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất cặn bã thì nước còn có những ảnh hưởng trong chăn nuôi như sau

Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi:
  •       Thịt có tỷ lệ nước    :      70 – 80 %
  •       Sữa có tỷ lệ nước    :     85%
  •       Trứng có tỷ lệ nước:      70%
xử lý nước chăn nuôi bò thịt công nghệ cao
Xử lý nước trang trại chăn nuôi bò thịt công nghệ cao (Đồng Nai)
Xử lý nước trang trại chăn nuôi bò thịt công nghệ cao
Xử lý nước trang trại chăn nuôi bò thịt công nghệ cao (Đồng Nai)
Xử lý nước trang trại chăn nuôi bò thịt công nghệ cao
Xử lý nước trang trại chăn nuôi bò thịt công nghệ cao (Đồng Nai)


Vai trò đối với chất lượng quầy thịt:
Nước trong cơ thể tồn tại dưới hai trạng thái: trạng thái tự do và trạng thái kết hợp. Hàm lượng nước trong cơ thể ở cả hai trạng thái trên đều có ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất thịt, nước trong thịt nhiều sẽ làm thịt trở nên mềm nhão, rỉ nước làm giảm chất lượng thịt
  • Trạng thái tự do: dễ mất mát trong quá trình chế biến thực phẩm, vì lẽ đó có một số nơi đã xem việc xác định hàm lượng nước tự do trong thịt là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt. Nước tự do trong thịt động vật còn chịu ảnh hưởng bởi thức ăn, nhất là kích thích tố ACTH của tuyến thượng thận có tác dụng như là một glucocorticoid giúp tăng cường tái hấp thu nước ở thận từ đó làm giữ lại nước trong thịt nhiều hơn. Cho nên khi giết thịt thú, quầy thịt trở nên mềm nhão, rĩ nước làm giảm chất lượng thịt.
  • Trạng thái kết hợp: là loại nước mà trong cơ thể có thể liên kết rất chặt chẽ với các hợp chất như protein, glucogen và các phosphatid (ví dụ như lecitin) hoặc choline, betain.. Nước này làm trương phồng các hợp chất nói trên tạo thành dạng keo. Loại nước này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể, nước kết hợp làm cho thịt trở nên mềm, có ý nghĩa lớn trong chế biến thịt.
xử lý nước chăn nuôi heo lai
Xử lý nước trang trại chăn nuôi heo thịt (Đông Sơn, Thanh Hóa)
Xử lý nước trang trại chăn nuôi heo thịt (Đông Sơn, Thanh Hóa)


Những ảnh hưởng từ chất lượng nước:


Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của heo nuôi, pH thích hợp là từ 6,8 – 7,2, quá kiềm (>8) hay quá axit (<6) đều có hại.

Nếu sử sụng nguồn nước mặt thì phải quan tâm đến khía cạnh vi sinh vật có hại vốn từ đầu nguồn sông ngòi, ao đầm.
  • Nếu nguồn nước nhiễm vi khuẩn E. coli: Heo nái đẻ bị tắt sữa hoặc không có sữa, heo con của những nái này sẽ bị tiêu chảy. Đối với nái mang thai gây nhiễm trùng huyết và sẩy thai. Đối với heo con cai sữa nhiễm E. coli sẽ tiêu chảy.
  • Nguồn nước có Salmonella spp hay Clostridium spp có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa và heo con.
  • Pseudomonas spp gây viêm vú, viêm tử cung trên heo nái.
Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì phải chú trọng tới chất khoáng hòa tan trong nước, nếu hàm lượng khoáng độc quá nhiều thì không dùng để nuôi heo được (Tiêu chuẩn của nước sạch được trình bày ở bảng bên dưới).  Mặt khác, nước giếng cũng có thể bị nhiễm mội (thông với nguồn nước mặt) do vậy phải định kỳ kiểm tra chất lượng nướcNước mặt hay nước ngầm bị nhiễm mội chứa nhiều vi sinh vật có hại thì có thể sử dụng hóa chất khử trùng nước để diệt mầm bệnh trước khi dùng nuôi heo. Nước mưa cũng là nguồn thiên nhiên cần quan tâm sử dụng, nhưng cũng phải chú trọng khía cạnh nhiễm vi sinh vật có hại từ bụi lẫn trong không khí nhiễm vào giọt nước mưa. Muốn sử dụng nguồn nước này cần kinh phí xây dựng bồn, bể chứa rất tốn kém. Ở những vùng nước mặt có nhiều phù sa thì cần thêm thiết bị gạn lắng phù sa trước khi sát trùng nước.

Bảng 1 : Danh mục tiêu chuẩn của nước sạch:
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giới hạn tối đa
Phương pháp thử
Mức độ kiểm tra(*)
I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1
Màu sắc
TCU
15
TCVN 6187 -1996 (ISO 7887 -1985)
I
2
Mùi vị

Không có mùi vị lạ
Cảm quan
I
3
Độ đục
NTU
5
TCVN 6184 -1996
I
4
pH

6.0-8.5(**)
TCVN 6194 - 1996
I
5
Độ cứng
mg/l
350
TCVN 6224 -1996
I
6
Amoni (tính theo NH4+)
mg/l
3
TCVN 5988 -1995 (ISO 5664 -1984)
I
7
Nitrat (tính theo NO3)
mg/l
50
TCVN 6180 -1996 (ISO 7890 -1988)
I

8
Nitrit (tính theo NO2- )
mg/l
3
TCVN 6178 -1996 (ISO 6777 -1984)
I
9
Clorua
mg/l
300
TCVN 6194 -1996 (ISO 9297 -1989)
I
10
Asen
mg/l
0.05
TCVN 6182-1996 (ISO 6595-1982)
I
11
Sắt
mg/l
0.5
TCVN 6177 -1996 (ISO 6332 -1988)
I
12
Độ ô-xy hoá theo KMn04
mg/l
4
Thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
I
13
Tổng số chất rắn hoà tan (TDS)
mg/l
1200
TCVN 6053 -1995 (ISO 9696 -1992)
II
14
Đồng
mg/l
2
TCVN 6193-1996 (ISO 8288 -1986)
II
15
Xianua
mg/l
0.07
TCVN 6181 -1996 (ISO 6703 -1984)
II
16
Florua
mg/l
1.5
TCVN 6195-1996 (ISO 10359 -1992)
II
17
Chì
mg/l
0.01
TCVN 6193 -1996 (ISO 8286 -1986)
II
18
Mangan
mg/l
0.5
TCVN 6002 -1995 (ISO 6333 -1986)
II
19
Thuỷ ngân
mg/l
0.001
TCVN 5991 -1995 (ISO 5666/1 -1983 ISO 5666/3 -1989)
II
20
Kẽm
mg/l
3
TCVN 6193 -1996 (ISO 8288 -1989)
II
II. Vi sinh vật
21
Coliform tổng số
vi khuẩn /100ml
50
TCVN 6187 - 1996 (ISO 9308 - 1990)
I
22
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
vi khuẩn /100ml
0
TCVN 6187 - 1996 (ISO 9308 -1990)
I